Gọi cho chúng tôi Nhắn tin qua facebook Logo zalo Nhắn tin qua zalo

VÌ SAO 1 NGÀY 24 GIỜ, 1 GIỜ 60 PHÚT, 1 PHÚT 60 GIÂY?

 

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây? Chúng ra đời vào thời điểm nào? Ai là người đã tạo ra khái niệm này, lý do và cơ sở để họ chia thời gian trong ngày như thế? Liệu thời gian mà chúng ta vẫn biết có thể được chia theo cách khác hay không?

Trong cuộc sống, khái niệm về thời gian 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây là những điều mà ai cũng biết, nó là điều bình thường và hiển nhiên đến mức có thể xem là chân lý như mặt trời mọc ở hướng Đông lặn ở hướng Tây.

Sự đơn giản của đồng hồ DW chính hãng  luôn đầy sang trọng!

Hình dạng Trái Đất theo quan điểm của Hipparchus đóng góp to lớn trong việc chia thời gian

 

Tuy nhiên, khái niệm phân chia thời gian này không phải là chân lý mà được hình thành bởi trí tuệ của con người qua hàng ngàn năm lịch sử, đến từ những con người khác nhau, những nền văn minh khác nhau rồi mới có hoàn thiện cho chúng ta sử dụng ngày nay.

Vậy vì sao tiền nhân lại phân chia thời gian như thế, tại sao không phải là những con số khác, 23, 25 hay 59, 61? Hãy tìm câu trả lời trong các phần giải đáp bên dưới theo thứ tự hình thành của các đơn vị và phân chia thời gian trong ngày.

 

NGUYÊN NHÂN 1 NGÀY CÓ 24 GIỜ

Trong giai đoạn con người sử dụng đồng hồ Mặt Trời, các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại đã nhận thấy có một khoảng trời được hình thành bởi 36 ngôi sao bao xung quanh, 36 ngôi sao này cũng chia khoảng trời hình tròn này thành các phần bằng nhau.

Thời gian ban ngày sẽ được đánh dấu bằng 18 sự xuất hiện của 18 ngôi sao, 6 ngôi sao còn lại sẽ được dùng để đánh dấu cho thời điểm rạng sáng và chập tối. Và toàn bộ khoảng thời gian bóng tối bao trùm được chia ra thành 12 phần tương ứng với 12 ngôi sao còn lại. Như vậy ban đêm được chia ra thành 12 phần bằng nhau.

Nhà thiên văn học Hy Lạp Eratosthenes đã đặt nền móng cho việc chia giờ

 

Đến thời kỳ Tân vương quốc tại Ai Cập (1550 đến 1070 trước công nguyên), hệ thống đo lường trên được đơn giản hóa thành bộ 24 ngôi sao. Trong đó 12 ngôi sao đánh dấu các thời điểm ban ngày và 12 ngôi sao dùng để đánh dấu thời gian ban đêm.

Lúc này việc phân chia một ngày thành 24 giờ cũng đã dần định hình nhưng mãi đến giai đoạn Hy Lạp cổ thì những nhà chiêm tinh Hy Lạp mới bắt đầu sử dụng mô hình phân chia này hệ thống hơn để làm tiêu chuẩn trong tính toán. Điển hình là từ 147 – 127 TCN nhà thiên văn học, toán học và địa lý, Hipparchus đề xuất chia 1 ngày thành 24 giờ dựa trên thời gian 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm của ngày điểm phân.

 

NỀN TẢNG CỦA VIỆC PHÂN CHIA 1 GIỜ CÓ 60 PHÚT

Vì hệ Lục Thập phân (Lục Thập là 60 trong tiếng Hán Việt) thường được sử dụng để đo góc, tọa độ địa lý và thời gian nên nhà thiên văn học Hy Lạp Eratosthenes (276 – 194 TCN) đã sử dụng hệ Lục Thập phân để chia vòng tròn thành 60 phần bằng nhau để có hệ thống vĩ độ địa lý với các đường ngang chạy qua các địa điểm nối tiếng trên Trái Đất thời bấy giờ.

Nhà thiên văn học toán học và địa lý Hipparchus là người chia thời gian gần như hoàn chỉnh

 

Bạn có thể tham khảo thêm: đồng hồ đeo tay đẹp giá rẻ  tại đây!

Sau một thế kỷ, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ bằng các đường song song cho phù hợp với hình dạng của Trái Đất theo quan niệm thời đó. Ông cũng hình dung nên hệ thống kinh độ với các đường phủ kín 360 độ chạy từ Bắc tới Nam, từ điểm cực đến điểm cực.

Nhưng trong nhiều thế kỷ sau đó người ta vẫn phân chia độ dài mỗi giờ khác nhau theo từng mùa cho đến thế 14, sự xuất hiện của đồng hồ cơ (không phải là đồng hồ cơ ngày nay) vào thế kỷ 14 mới khiến độ dài mỗi giờ được phân chia bằng nhau.

 

SỰ RA ĐỜI CỦA 1 GIỜ CÓ 60 PHÚT, 1 PHÚT CÓ 60 GIÂY

Đến năm 150 sau công nguyên thì nhà triết học La Mã Claudius Ptolemy mới giải thích và mở rộng nghiên cứu trước đó của Hipparchus bằng cách chia hệ thống kinh độ và vĩ độ 360 độ thành những đoạn nhỏ hơn trong tác phẩm Almagest.

Nhà triết học La Mã Claudius Ptolemy là người hoàn thiện và tạo ra khái niệm giờ phút giây

 

 
Ngày By . Posted in Đồng Hồ Cơ. Tagged đồng hồ hiệu.